DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG
Lượt xem: 26
anh tin bai

Cảnh quan Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Hai Bà Trưng

Đền thờ Hai Bà Trưng tọa lạc tại bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn LaĐền được xây dựng ngự trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra dòng Sông Mã. Ban đầu ngôi đền được xây dựng đơn giản bằng tranh tre lá nứa. Sau những lần nâng cấp và tôn tạo, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền huyện, xã và lòng hảo tâm, công đức của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, năm 2023 Đền đã được trùng tu, tôn tạo khang trang. Đền được chia làm hai không gian chính, không gian nhà tiền tế và không gian hậu cung. Trong đó:

Không gian Nhà tiền tế gồm: Tượng thờ, nội thất, hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng hài hoà, lộng lẫy, thâm nghiêm. Chính giữa tòa Tiền tế là án gian thờ cộng đồng. Đây là nơi du khách vào thỉnh lễ trước khi vào cúi đầu trước anh linh của hai đức vua bà ở trong tòa Hậu cung phía sau. Ban thờ cộng đồng thờ Thổ công, thổ địa, ông Thi Sách, hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

anh tin bai

Không gian Nhà tiền tế

Không gian hậu cung gồm: Phía trên cùng là hai bức hoành phi, bức thứ nhất với bốn chữ “ÂM DƯƠNG HỢP ĐỨC" với ý nghĩa: "Dù còn sống cũng như đã qua đời đều hợp đức giúp nước, che chở cho dân”; Bức phía ngoài với 4 chữ “HÙNG LƯỢC QUÁN THẾ" với ý nghĩa "Anh hùng bao trùm cả thời đại” và các câu đối mang ý nghĩa tự hào dân tộc ca ngợi công đức Hai Bà; Bên trên ban thờ gồm Hai cỗ ngai, mâm bồng để mũ, đỉnh đồng, đôi hạc, bình hoa, đôi đèn, đĩa đồng,…. Bày trí hai bên là hai giá để binh đao của Hai Bà; tại ban thờ Hai Bà nơi hậu cung thâm nghiêm Hai Bà ngồi bên nhau như thuở bình sinh đầy vẻ uy nghi của bậc đế vương nhưng vẫn ngời sáng sự nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.

 

anh tin bai

Không gian Hậu cung

Nguyên gốc đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng năm 1852 tại thôn Nại Tử, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Năm 1973 do Sông Hồng có sự thay đổi về dòng chảy, chính quyền và nhân dân địa phương đã di chuyển toàn bộ đền thờ về thôn Tân Tiến, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Tây.

Năm 1975, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc, nhân dân thôn Nại Tử, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây chuyển đến vùng kinh tế mới tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Để đáp ứng nguyện vọng đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người dân, tỉnh Hà Tây đã cấp kinh phí chuyển đồ nội thất, đồ thờ cúng của đền thờ Hai Bà Trưng từ thôn Nại Tử, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây về tại đây.

Hiện nay tại Đền thờ HBT vẫn còn lưu giữ và trưng bày 54 hiện vật làm bằng các loại chất liệu: gỗ, đồng, sành, sứ, giấy… Những hiện vật này có niên đại khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Đặc biệt, tại gian Tiền tế của Đền thờ Hai Bà đang lưu giữ 06 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất từ đời vua Tự Đức thứ 6 năm 1853 và sắc phong cuối cùng vào đời vua Khải Định thứ 9 năm 1924. Các sắc phong đã sắc phong tôn hiệu cho hai bà và các sắc chỉ cho nhân dân chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng. Với những giá trị văn hóa, tâm linh, năm 2011 đền thờ Hai Bà Trưng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

 anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

Các đạo sắc phong

Tác giả: Nguồn: Ban quản lý Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Hai Bà Trưng
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1