LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ CHIỀNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 1945 - 2005
CHƯƠNG I
CHIỀNG KHƯƠNG MIỀN ĐẤT CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Chiềng Khương là một xã vùng I của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, có 24,1 km đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, nằm ở phía đông nam của huyện Sông Mã, cách trung tâm huyện 32 km; Phía bắc giáp xã Mường Sai; Phía đông và phía nam giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Phía tây giáp xã Mường Hung, Chiềng Cang, huyện Sông Mã.
Vị trí địa lý: 20053’39’’ đến 21058’39’’ vĩ độ bắc; 103053’39’’ đến 104003’17’’ kinh độ đông.
II. TÊN GỌI VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Năm 1953, Châu Sông Mã được thành lập, xã Chiềng Khương lúc này là Khu Bản Là, cuối năm 1954 đổi tên thành xã Là, thuộc Châu Sông Mã, đến năm 1972 xã Là được đổi tên thành xã Chiềng Khương, thuộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Hiện nay Chiềng Khương có 21 bản. Trong đó có 13 bản nội địa và 08 bản giáp biên giới.
III- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của xã Chiềng Khương là: 8.560,78 ha. Đất đai có tầng canh tác dầy, độ phì cao. Có đường giao thông đi lại tương đối thuận lợi. Chiềng Khương có tiềm năng lớn để phát triển nông, lâm nghiệp và có dòng Sông Mã chảy qua địa bàn Chiềng Khương là 7km. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn con suối Lẹ (Nậm Lẹ) đổ vào sông Mã.
2. Khí hậu
Chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía bắc và được chia thanh hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Với lượng mưa lớn thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.
IV- DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ, LỊCH SỬ:
1. Dân dư
Xã Chiềng Khương gồm 21 bản, nằm dọc theo đường quốc lộ 4G và hai bên bờ Sông Mã, trong đó có 8 bản giáp biên giới. Toàn xã có 2.848 hộ với 13.299 khẩu, có 4 dân tộc chủ yếu cùng chung sống. Đặc điểm cư trú của nhân dân các dân tộc Chiềng Khương là sống xen kẽ và tập trung thành bản. Tuy nhiên cũng có bản thuần tuý là dân tộc Thái hoặc dân tộc Kinh. Sự phân bố dân cư ở đây tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch quá lớn.
Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa độc đáo và phong phú riêng; có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước.
2. Truyền thống văn hóa, lịch sử
Là vùng đất phong phú về văn hóa và ẩn nhiều dấu tích lịch sử. Có truyền thống yêu nước nồng nàn với nhiều phong trào đấu tranh tiêu biểu.
CHƯƠNG II
CHIỀNG KHƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
( 1945 - 1954 )
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHIỀNG KHƯƠNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC
Dưới thời Pháp thuộc, Chiềng Khương thuộc vùng Mường Hung. Thực dân Pháp đã lập đồn bốt để cai trị nhân dân và phân chia thành hai giai cấp rõ rệt.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 nhân dân Chiềng Khương chịu sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân phong kiến. Do vậy, nhân dân đều có lòng căm thù sâu sắc giặc Pháp xâm lược và bọn tay sai phong kiến.
II. CHIỀNG KHƯƠNG TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
Đầu năm 1943, tổ chức cách mạng đầu tiên ở Sơn La được thành lập, đó là hai tổ thanh niên cứu quốc ở tỉnh lỵ Mường La.
Ngày 26/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La thắng lợi. Hội thanh niên cứu quốc Mường Chanh đã cử cán bộ vào vùng Sông Mã vận động nhân dân thành lập chính quyền cách mạng. Ở Chiềng Khương, tháng 9/1945 chính quyền cách mạng lâm thời chính thức được thành lập, ông Lường Văn Pản (tức Văn Chu) được bầu làm chủ tịch, ông Lò Văn Khe được bầu làm phó chủ tịch Uỷ Ban hành chính kháng chiến lâm thời xã.
III. CHIỀNG KHƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946 - 1954)
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân chưa được bao lâu, tháng 3 năm 1946 thực dân Pháp đánh chiếm Thuận Châu rồi xuống các vùng Sông Mã, chúng lập nhiều đồn bốt để cai trị nhân dân, đàn áp chính quyền cách mạng.
Cuối năm 1946, du kích Mường Chanh vào phối hợp với du kích với các xã vùng Mường Lầm đánh các đồn vùng Sông Mã. Mặc dù, không thành công và bị hi sinh nhiều cán bộ nhưng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm.
Năm 1948, Ban xung phong Tây Bắc được thành lập và cử cán bộ vào Chiềng Khương vận động nhân dân không theo địch, để đi theo cách mạng, quyết tâm kháng chiến. Sau khi đã giác ngộ và tổ chức được một tổ thanh niên đi theo cách mạng thì bị địch đánh úp trên đường trở về.
Cuối năm 1948, phong trào kháng chiến toàn tỉnh phát triển mạnh, để lãnh đạo phong trào kháng chiến Mai - Thuận thì Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban cán sự Mai - Thuận và đóng tại Mường Sai. Ban cán sự xác định nhiệm vụ hàng đầu là phát triển Đảng vùng Sông Mã, Ban cán sự đã trực tiếp lựa chọn các đối tượng trong đội du kích Mường Sai (trong đó có Chiềng Khương) để rèn luyện, bồi dưỡng
kết nạp vào Đảng.
Ngày 29/9/1949, du kích Chiềng Khương với các vùng lân cận phối hợp với đại đội chủ lực của đồng chí Khuất Duy Kính tổ chức đánh đồn Mường Hung.
Cuối tháng 1 năm 1950 địch mở nhiểu cuộc hành quân càn quét và tấn công dữ dội vào Mai - Thuận để củng cố tuyến Sông Mã. Nhiều đồng bào yêu nước đã bị chúng bắt bớ, hành hạ và giết hại làm cho nhân dân căm thù giặc sâu sắc.
Ngày 14/10/1952, chiến dịch Tây Bắc bắt đầu và đến ngày 22/11/1952, toàn bộ vùng dọc Sông Mã được giải phóng.
Thực hiện chủ trương của Ban cán sự huyện, đầu năm 1953 xã Chiềng Khương nhanh chóng thành lập chính quyền. Năm 1953, Trạm công an Biên phòng được thành lập tại xã Là. Ban đầu Chiềng Khương thành lập Khu bản Là, ông Lèo Văn Chựa được chỉ định làm Trưởng Khu bản Là. Ông Sơn Hùng cán bộ huyện tăng cường phụ trách xã trực tiếp làm phó trưởng Khu. Cuối năm 1954 Khu bản Là được đổi tên thành xã Là. Lúc này Chiềng Khương có 11 bản.
CHƯƠNG III
CHIỀNG KHƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1955-1975)
I- CHIỀNG KHƯƠNG THÀNH LẬP CHI BỘ ĐẢNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN, KHÔI PHỤC VÀ CẢI TẠO KINH TẾ, XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (1955 - 1960).
Được sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Ban cán sự Sông Mã, Chiềng Khương đã tập trung xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở Đảng, kiện toàn, củng cố bộ máy chính quyền, thành lập các đoàn thể quần chúng.
Năm 1955, lần đầu tiên nhân dân các dân tộc xã Chiềng Khương được bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp. Đồng chí Lò Văn Mầng người bản Mo được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã.
Năm 1956, cửa hàng mậu dịch quốc doanh được thành lập; giao thông vận tải được mở mang. Công tác giáo dục bước đầu được xây dựng và phát triển và cán bộ y tế xã được củng cố.
Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn ra phức tạp và bọn phản động tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu chế độ xã hội ta, Chiềng Khương đã tập trung vào các địa bàn trọng điểm, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, động viên nhân dân yên tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ngày 25/12/1957, Chi bộ xã Là thành lập với 5 đảng viên (gồm Trạm Biên Phòng và xã Là). Đồng chí Trần Đạt chỉ định giữ chức vụ bí thư chi bộ. Chi bộ tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ: giữ vững ổn định chính trị, an ninh biên giới; tổ chức củng cố phong trào quần chúng bảo vệ trị an ở các xã dọc biên, phát hiện và tổ chức lực lượng truy lùng bọn biệt kích, phỉ xâm nhập; đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi bước đầu phục vụ việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cuối tháng 12/1958, xã Là tách từ chi bộ ghép ra thành lập chi bộ mới (chi bộ độc lập). Đồng chí Tòng Văn Ựa được chỉ định giữ chức vụ bí thư chi bộ.
Tháng 6/1959, Đại hội chi bộ xã lần thứ nhất được tổ chức. Đồng chí Tòng Văn Ựa được bầu làm bí thư chi bộ xã. Chi bộ đã tập chung vào lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ chính trị cấp bách của xã là: đẩy mạnh việc tổ chức chỉ đạo vận động HTX hóa nông nghiệp, phát triển mạnh sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ, đồng thời làm tốt công tác xây dựng chi bộ Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở; thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Lúc này các đoàn thể quần chúng và Đồn Công an nhân dân vũ trang Chiềng Khương được thành lập, đi vào hoạt động.
Tháng 8 năm 1959, bầu cử Hội đồng nhân dân xã, đồng chí Lò Văn Mầng tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch uỷ ban hành chính xã Là.
Bộ máy chính quyền xã, bản từng bước được củng cố, đi vào hoạt động có nề nếp, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã có tiến bộ; giao thông vận tải đã có nhiều thuận lợi hơn; công tác phòng chống dịch bệnh đã có nhiều cố gắng.
Phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa và phong trào văn nghệ quần chúng được mở rộng, có bước đầu phát triển.
II- CHIỀNG KHƯƠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1961 - 1965).
Tháng 10 năm 1962, Chi bộ xã tổ chức Đại hội lần thứ II, đồng chí Tòng Văn Ựa tiếp tục được bầu giữ chức vụ bí thư chi bộ. Chiềng Khương tiếp tục tập trung củng cố và phát triển hợp tác xã; các tuyến đường giao thông được tu sửa và mở rộng; công tác y tế phát triển khá và được củng cố. Tình hình trật tự trị an, an ninh biên giới diễn ra phức tạp chi bộ đã phối hợp chặt chẽ với đồn biên phòng làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh giác với mọi âm thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Tháng 11 năm 1963, bầu cử Hội đồng nhân dân hai cấp. Đồng chí Lò Văn Mầng tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch uỷ ban hành chính xã.
Năm 1965 Chiềng Khương bước vào thực hiện nhiệm vụ miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, cả nước có chiến tranh; thực hiện sự chỉ đạo của huyện ủy Sông Mã, Chi bộ Chiềng Khương đã chỉ đạo nhân dân các dân tộc khẩn trương chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Tháng 10 năm 1965, Chi bộ xã tổ chức Đại hội lần thứ III. Tham dự đại hội có 25/25 đảng viên, đồng chí Sơn Hùng được bầu làm bí thư chi bộ xã. Đồng chí Nguyễn Văn Tập được bầu làm phó bí thư chi bộ.
Chi bộ đã tập chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua như; phong trào xây dựng chi bộ 4 tốt, phong trào lao động sản xuất giỏi; đồng thời chỉ đạo các đoàn thể thúc đẩy các phong trào như phong trào hội phụ nữ “ba đảm đang”, đoàn thanh niên “ba sẵn sàng”, mặt trận tổ quốc “phụ lão ba giỏi” … các cuộc vận động đã thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia.
III- CHIỀNG KHƯƠNG VỪA SẢN XUẤT, VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, GÓP PHẦN CHI VIỆN TIỀN TUYẾN GIÀNH THẮNG LỢI (1965 - 1975).
1. Đảng bộ xã Chiềng Khương thành lập, lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)
Từ năm 1965 - 1967, Chi bộ xã Chiềng Khương đã tăng cường công tác phát triển đảng làm lực lượng nòng cốt cho các phong trào.
Năm 1967 Chi bộ được Huyện ủy cho phép thành Đảng bộ xã. Ngày 11/12/1967, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IV được tổ chức. Tham dự đại hội có 28/30 đảng viên. Đại hội đã bầu 7 đồng chí vào Ban chấp hành, 3 đồng chí vào Ban Thường vụ Đảng uỷ. Đồng chí Sơn Hùng - Bí thư chi bộ được bầu giữ chức Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Tòng Văn Ựa và Nguyễn Văn Tập được bầu giữ chức phó bí thư Đảng uỷ.
Đại hội đã tập trung xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá, các phong trào vệ sinh phòng bệnh và xây dựng lực lượng dân quân. Chính quyền và các đoàn thể từ xã đến bản được củng cố, kiện toàn xây dựng ngày càng có hiệu quả với nhiều phong trào được triển khai.
2. Khôi phục kinh tế, củng cố hậu phương, tích cực chi viện tiền tuyến, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ (1969-1972).
Tháng 8 năm 1970, Đảng bộ xã tổ chức Đại hội lần thứ V. Tham dự Đại hội có 48/52 đảng viên. Đại hội đã bầu 13 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Cà Văn Xướng được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng uỷ. Đồng chí Tòng Văn Ựa và Nguyễn Văn Tải giữ chức vụ phó Bí thư Đảng uỷ.
Đảng bộ đã tập trung phát triển nông - lâm nghiệp, củng cố và khôi phục giao thông, giữ vững an ninh chính trị. Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế cũng có bước tiến bộ rõ rệt.
Tháng 12 năm 1972, Đảng bộ xã tổ chức Đại hội lần thứ VI. Tham dự Đại hội có 56 đảng viên. Đại hội đã bầu 13 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Cà Văn Xướng được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng uỷ. Đồng chí Lò Văn Hạy và Nguyễn Văn Tải giữ chức vụ phó Bí thư Đảng uỷ.
Thực hiện chủ trương của huyện ủy, toàn đảng bộ xã đã tập trung tiến hành củng cố, xây dựng lực lượng, cơ sở chiến đấu và chiến đấu vững mạnh. Xuất hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước diễn ra trong toàn xã.
Bốn năm (1969-1972) khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, Chiềng Khương đã có bước tiến mới, đời sống nhân dân có nhiều mặt được cải thiện. Tiềm lực để huy động sức người, sức của cho tiền tuyến và giúp cách mạng Lào được tăng cường, góp phần xứng đáng cùng nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, VII.
Năm 1972, xã Là được đổi tên thành xã Chiềng Khương.
3. Phát triển kinh tế - xã hội, tích cực chi viện cho tiền tuyến, góp phần giải phóng miền Nam (1973 - 1975)
Năm 1973, Đảng bộ xã Chiềng Khương đã tập trung lãnh đạo nhân dân nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng đảng bộ vững mạnh toàn diện.
Tháng 8 năm 1974, Đảng bộ xã tổ chức Đại hội lần thứ VII với 58 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Cà Văn Xướng tiếp tục được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng uỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Tải và Tòng Văn Ựa giữ chức vụ phó Bí thư Đảng uỷ.
Công tác trật tự trị an được đặt lên hàng đầu và công tác xây dựng Đảng được thực hiện theo Chỉ thị 195 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 192 của Ban Bí thư. Công tác củng cố chính quyền và đoàn thể quần chúng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.
Có thể nói, giai đoạn lịch sử 20 năm (1955-1975) của Đảng bộ Chiềng Khương là thời kỳ đấu tranh cách mạng đầy thử thách quyết liệt. Đảng bộ xã đã lãnh đạo và tổ chức cho nhân dân các dân tộc trong xã tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng, vừa xây dựng, cải tạo kinh tế - xã hội, phát triển văn hoá, vừa đương đầu trực tiếp chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân Chiềng Khương đã vượt qua muôn vàn khó khăn, giành được những thành tựu to lớn.
CHƯƠNG IV
ĐẢNG BỘ CHIỀNG KHƯƠNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 1985).
I- KHÔI PHỤC VÀ THÚC ĐẨY KINH TẾ, XÃ HỘI PHÁT TRIỂN, XÂY DỰNG QUỐC PHÒNG - AN NINH VỮNG MẠNH (1976 - 1980)
Tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng bộ xã Chiềng Khương lần thứ VIII được tổ chức với 59 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Cà Văn Xướng tiếp tục được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng uỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Tải và Lò Văn Sam giữ chức vụ phó Bí thư Đảng uỷ.
Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu cho 2 năm tiếp theo là: “Tiếp tục chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, mở rộng quy mô hợp tác xã nông nghiệp, tự túc lương thực vững chắc trong toàn xã, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền và các đoàn thể, tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng và tổ chức…”.
Công tác an ninh quốc phòng được củng cố và xây dựng vững mạnh. Thực hiện sự chỉ đạo của huyện ủy, Đảng bộ đã tập trung phát triển đại trà trồng cây chủ, cả ngắn ngày và dài ngày, phát triển mạnh phong trào thả cánh kiến trong toàn xã.
Tháng 9 năm 1978, Đại hội Đảng bộ xã Chiềng Khương lần thứ IX được tổ chức với 59 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Cà Văn Xướng tiếp tục được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng uỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Tải và Lò Văn Sam giữ chức vụ phó Bí thư Đảng uỷ.
Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1978 - 1980 như sau: “Phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí trong toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã; tích cực phát triển y tế, giáo dục, hợp tác xã mua bán, hợp tác tín dụng; lấy cây ngô, sắn, đậu tương, bông, cánh kiến đỏ là những cây chủ yếu để tập trung phát triển kinh tế, phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, cá, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác phát triển đảng viên mới, củng cố xây dựng các tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đảng bộ vững mạnh”.
Thực hiện Nghị quyết đại hội, Đảng bộ xã đã nêu cao ý chí phấn đấu tự lực, tự cường, ra sức phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành vượt các chỉ tiêu đề ra. Về giao thông được huy động tu sửa mở rộng và làm mới, tuy nhiên việc vận chuyển hàng hoá đến các bản trong xã nhất là các bản ở bên kia Sông Mã gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình an ninh, quốc phòng trong tình hình mới trên địa bàn xã thời gian này có nhiều diến biến phức tạp, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá ta bằng nhiều thủ đoạn. Đảng bộ xã đã nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, củng cố lực lượng dân quân sẵn sàng chiến đấu, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố vững chắc tiềm lực quốc phòng, quyết tâm đánh thắng âm mưu phá phá hoại của kẻ thù. Đảng bộ đã tiến hành củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng, từng bước cải tiến lề lối, phương thức hoạt động. Hợp tác xã mua bán xã tiếp tục phát triển; Văn hoá, giáo dục, y tế được Đảng uỷ, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. Trạm Y tế được củng cố phát triển tốt.
Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ vẫn còn những hạn chế tồn tại cần khắc phục.
II- LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ LẦN THỨ XI, XII VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ 3 (1981 - 1985).
Tháng 10 năm 1980, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X được tổ chức. Tham dự Đại hội có 60 đảng viên. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Cà Văn Xướng được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng uỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Tải và Lò Văn Sam được bầu giữ chức vụ phó Bí thư Đảng uỷ.
Đại hội xác định: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, vừa củng cố quốc phòng, tập trung lực lượng phát triển sản xuất để phát triển nông nghiệp và hàng xuất khẩu, đảm bảo tự túc lương thực, thực hiện 3 mục tiêu cơ bản: ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân - tăng cường bảo vệ an ninh biên giới - xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời chuẩn bị điều kiện phát triển cho những năm sau. Về sản xuất nông - lâm nghiệp: tập trung phát triển mạnh diện tích trồng màu, phấn đấu đủ ăn và có dự trữ, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của nhân dân; phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, đẩy mạnh thực hiện trồng cây dược liệu (cây anh túc) theo kế hoạch của huyện giao. Kết hợp chặt chẽ việc mua sản xuất nông - lâm nghiệp”.
Tháng 01 năm 1981, Ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp phù hợp với đặc điểm ưu thế của xã.
Thực hiện xoá bỏ dần cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp; các hoạt động văn hóa, xã hội tiếp tục có bước phát triển khá; hoạt động của Trạm y tế ngày càng phát huy hiệu quả và phong trào văn hóa, văn nghệ được duy trì, hoạt động sôi nổi.
Công tác xây dựng Đảng tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.
Chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng tiếp tục được củng cố, kiện toàn, hoạt động có hiệu quả.
Tháng 10 năm 1982, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI được tổ chức với 58 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Lò Văn Sam được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, đồng chí Nguyễn Văn Tải và Lường Văn Pấng được bầu giữ chức vụ phó Bí thư Đảng ủy.
Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ 1983-1985: “Phấn đấu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực, bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và làm nghĩa vụ với nhà nước đạt chỉ tiêu giao, trên cơ sở bảo vệ rừng; giảm diện tích lúa nương; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích lúa nước và nương bãi bằng là chủ yếu. Phát triển mạnh cây đậu tương, cây bông, cây dược liêu (cây anh túc), cây chủ cánh kiến, cây ăn quả các loại, nhất là nhãn, tăng cường trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc, với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Làm tốt công tác giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đẩy mạnh việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, ra sức phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kiên quyết đấu tranh những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội; Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới. Tăng cương xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức”.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện tốt các mục tiêu Đại hội đề ra.
Sản xuất nông nghiệp có chuyển biến rõ nét; chăn nuôi ngày càng phát triển; hoạt động của Hợp tác xã mua bán được củng cố, đem lại hiệu quả thiết thực.
Giáo dục phát triển mạnh, Trạm y tế được củng cố; Phong trào văn hoá, văn nghệ thể thao được duy trì và ngày càng phát triển.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể được củng cố và hoạt động có hiệu quả.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã lúc này có nhiều diến biến phức tạp, Đảng bộ đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước.
Trong lãnh đạo sản xuất nông nghiệp, xã đã tiến hành điều chỉnh chia tách các hợp tác xã Hợp Nhất thành những hợp tác xã nhỏ.
Tháng 3 năm 1985, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII được tổ chức với 61 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 11 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ xã và 03 đồng chí vào Ban Thường vụ và bầu 5 đồng chí vào uỷ ban kiểm tra đảng uỷ. Đồng chí Lò Văn Sam được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy; đồng chí Đoàn Mạnh Hiển và Lường Văn Pấng được bầu giữ chức vụ phó Bí thư Đảng bộ xã.
Đại hội đã khẳng định: “Trong mhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã quan tâm đến công tác lãnh đạo các đơn vị kinh tế của xã như: Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng. Trong sản xuất Đảng bộ đã tăng cường lãnh đạo bằng cách phân công các đồng chí trong Ban chấp hành phụ trách từng vùng, từng hợp tác xã, phân công từng đảng viên phụ trách từng mảng công việc trong các hợp tác xã, bản một cách cụ thể. Từ đó lương thực cơ bản tự trang trải được trong xã, mỗi năm đóng góp cho huyện hàng chục tấn lương thực, thâm canh lúa nước có chuyển biến rõ rệt”. Đồng thời Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ đó là: “tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp ngày càng vững chắc, tập trung cho khai hoang, phục hoá, thâm canh, chuyên canh. Đồng thời làm tốt công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và sử dụng hợp lý đất đai trên địa bàn xã, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, thường xuyên xây, dựng củng cố lực lượng dân quân ngày một vững mạnh, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm. Phấn đấu xây dựng Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh”.
Công tác xây dựng Đảng củng cố chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên vẫn còn một số chi bộ hoạt động yếu, có chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên chưa được quán triệt, triển khai đầy đủ, đội ngũ cán bộ năng lực còn hạn chế, một số đảng viên còn vi phạm Điều lệ Đảng, chức năng quản lý, điều hành của chính quyền từ xã đến hợp tác xã còn lúng túng, chưa chủ động, sáng tạo, năng động khi triển khai thực hiện Nghị quyết của các cấp.
CHƯƠNG V
ĐẢNG BỘ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG, XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN (1986-2005).
I. BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG ( 1986 - 1990 ).
Tháng 9 năm 1986, Đại hội Đảng bộ xã Chiềng Khương lần thứ XIII được tổ chức với 67 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 11 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 5 đồng chí vào Ban Thường vụ, 5 đồng chí vào uỷ ban kiểm tra đảng uỷ. Đồng chí Lường Văn Pấng được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, đồng chí Đoàn Mạnh Hiển và Đèo Văn Ấn được bầu giữ chức vụ phó Bí thư Đảng ủy.
Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ: “Trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, phát huy cao độ ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tinh thần tự lực, tự cường, tính năng động, sáng tạo, tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, đúng hướng, đẩy mạnh khai hoang tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng lương thực, nhất là lúa ruộng, giảm diện tích lúa nương, tiếp tục thực hiện khoán sản đến nhóm ngươì lao động, đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa ba lợi ích: Lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân, lợi ích nhà nước, tăng cường củng cố hợp tác xã, trú trọng phát triển cây nhãn, đậu tương, tăng cường phát triển chăn nuôi, hạn chế việc thả rông gia súc. Đẩy mạnh phát triển giao thông, thuỷ lợi từng bước ổn định và phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân”.
Đảng bộ đã chú trọng phát triển 3 loại cây và chỉ đạo đổi mới cơ cấu cây trồng. Công tác giao thông, thủy lợi được đẩy mạnh và công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể được quan tâm nâng cao chất lượng.
Tình hình an ninh, trật tự diễn ra nhiều phức tạp, Đảng bộ đã chỉ đạo làm tốt công tác trật tự trị an trên địa bàn xã.
Tháng 11 năm 1988, Đại hội đảng bộ xã Chiềng Khương lần thứ XIV được tổ chức với 68 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 11 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 5 đồng chí vào Ban Thường vụ; 5 đồng chí vào uỷ ban kiểm tra đảng uỷ. Đồng chí Lường Văn Pấng được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, đồng chí Tòng Văn Oan và Đèo Văn Ấn được bầu giữ chức vụ phó Bí thư Đảng ủy.
Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu hai 1989 - 1990: “Tập trung thực hiện có hiệu quả 4 chương trình của tỉnh (chương trình lương thực, thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu) đẩy mạnh khai hoang ruộng nước, thâm canh tăng vụ, tích cực bảo vệ sản xuất, phát triển mạnh trồng cây, trồng rừng, làm kinh tế vườn ao, chuồng (VAC) thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, giải quyết đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh công tác quốc phong, an ninh, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện đổi mới tư duy, đỏi mới tổ chức, đổi mới công tác cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới phong cách làm việc, xây dựng Đảng bộ, chính quyền từ xã đến bản vững mạnh, từngbước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể quần chúng nhân dân, phát triển thêm hội viên, củng cố các chi hội cơ sở. Đẩy mạnh phát triển giao thông, thuỷ lợi, xây dựng trường học, khắc phục có hiệu quả việc giảm sút chất lượng giáo dục, tiếp tục mở lớp bổ túc văn hoá, xoá mù chữ, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới, chính sách hậu phương quân đội, chính sách dân số...”
Đảng ủy đã nhanh chóng triển khai Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp” đến tất cả nhân dân trong toàn xã và được các hợp tác xã thực hiện khoán gọn trong nông nghiệp. Đồng thời, xác định đúng hướng, sản xuất nông, lâm nghiệp đã có chuyển biến rõ rệt.
Công tác bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng đạt kết quả; giao thông, thủy lợi được đẩy mạnh; hoạt động văn hóa, xã hội từng bước được nâng lên. Công tác y tế được chú trọng và đạt kết quả tốt. Công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới, chính quyền và các đoàn thể được củng cố.
II. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾP TỤC THỰC HIỆN SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, TỪNG BƯỚC ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1991 - 1995).
Từ ngày 28 đến ngày 29/9/1991, Đảng bộ xã Chiềng Khương đã tổ chức Đại hội lần thứ XV, có 62 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 3 đồng chí vào Ban Thường vụ, 3 đồng chí vào uỷ ban kiểm tra đảng uỷ. Đồng chí Đèo Văn Ấn được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, đồng chí Tòng Văn Lếch và Lường Văn Pấng được bầu giữ chức vụ phó Bí thư Đảng ủy.
Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ chung cho thời kỳ 1991 - 1993 là: “Kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XV đã đề ra. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng cường thâm canh tăng vụ, cấy giống lúa mới có năng suất cao, khai hoang ruộng nước, cải tạo đồng ruộng, làm thuỷ lợi, làm phân bón, tăng diện tích vụ xuân; tích cực trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình. Tiếp tục thực hiện 4 chương trình kinh tế, đảm bảo ổn định về lương thực; giữ vững và phát huy phong trào văn hoá, văn nghệ, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, y tế, và phong trào xây dựng nông thôn mới, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới quốc gia...”
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Đảng bộ đã tập trung củng cố kiện toàn các chi bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời uốn nắn những vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên.
Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh, tăng diện tích vụ xuân, tăng năng xuất, nâng cao sản lượng lúa ruộng, hình thành và ổn định cây chủ lực.
Văn hoá, xã hội được quan tâm đúng mức và giáo dục tiếp tục có bước tiến mới. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm.
Việc thực hiện chính sách xã hội được chú trọng. Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, phát triển mạnh mẽ các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an ninh trên địa bàn xã.
Ngày 21 tháng 9 năm 1994, Đại hội Đảng bộ xã Chiềng Khương lần thứ XVI được tổ chức với 75 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu 11 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 5 đồng chí vào Ban Thường vụ, 5 đồng chí vào uỷ ban kiểm tra đảng uỷ. Đồng chí Sơn Hùng được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, đồng chí Trần Văn Quảng và Nguyễn Văn Soạn được bầu giữ chức vụ phó Bí thư Đảng ủy.
Đại hội đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp là: “tập trung thực hiện 4 chương trình kinh tế, bảo đảm chủ động về lương thực. Không ngừng làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của toàn đảng bộ, giữ vững niềm tin trong nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền từ xã đến bản, hợp tác, nêu cao vai trò tổ chức vận động quần chúng của các đoàn thể, xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ nhân dân các dân tộc trong xã, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kiên quyết đập tan mọi âm mưu hành động phá hoại của các thế lực thù địch …”.
Đại hội đã xác định cơ cấu kinh tế của xã và khẳng định rõ phát triển kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng bộ đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong nhân dân; công tác khôi phục và bảo vệ rừng được Đảng ủy quan tâm chỉ đạo, phong trào giãn dân, giãn bản, giãn hộ làm trang trại phát triển mạnh mẽ.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá; phong trào làm đường giao thông được nhân dân hưởng ứng tích cực và hoạt động dịch vụ phát triển mạnh.
Sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ; chính quyền, các đoàn thể hoạt động tích sực, có hiệu quả và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được nâng cao.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và chính sách xã hội được quan tâm chỉ đạo tích cực.
Công tác quân sự địa phương được coi trọng và công tác xây dựng Đảng thường xuyên được tăng cường củng cố.
Gần 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1995) do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, là thời kỳ có ý nghĩa lớn lao đối với nhân dân các dân tộc trong xã và toàn Đảng bộ.
III. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XVI CỦA ĐẢNG BỘ XÃ, ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐỔI MỚI, HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM (1996 – 2000)
10 năm (1986 - 1996) thực hiện công cuộc đỏi mới của Đảng. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã, đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả và tiến bộ trên nhiều lĩnh vực. Tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi. An ninh chính trị được giữ vững, đời nhân dân từng bước được nâng lên. Đó là những điều kiện thuận lợi để xã thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.
Công tác khuyến nông, thủy lợi, bảo vệ thực vật, chăn nuôi và các dịch vụ sản xuất được tăng cường; công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng có nhiều tiến bộ; công tác xây dựng cơ bản tiếp tục được thực hiện.
Hoạt động thu nộp ngân sách Nhà nước hàng năm đều vượt chỉ tiêu đề ra. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được Đảng bộ tập trung chỉ đạo và có nhiều tiến bộ. Các hoạt động văn nghệ, thể thao thường xuyên được chăm lo, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, chương trình xoá đói giảm nghèo được tiếp tục thực hiện có hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đảng bộ tiến hành chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Nghị quyết đến các chi bộ, trường học trong toàn xã.
Đảng bộ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) về “những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân” mạng lưới y tế bản được củng cố. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển rộng khắp các bản trong toàn xã.
Phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” các gia đình chính sách thường xuyên được quan tâm.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diến biến phức tạp, trước thủ đoạn và âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Đảng bộ đã trú trọng công tác an ninh, quốc phòng, đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh biên giới, củng cố hoạt động của tổ an ninh nhân dân.
Công tác xây dựng Đảng được củng cố, xây dựng trên cả ba mặt; làm tốt công tác tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII được triển khai quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng bộ.
Hệ thống chính trị được chăm lo củng cố, hoạt động của Hội đồng nhân dân và hiệu lực điều hành của UBND có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình. Hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có nhiểu đổi mới.
IV. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU XÃ LẦN THỨ XVII TIẾP TỤC CỦNG CỐ VÀ PHÁT HUY NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠO TIỀN ĐỀ THỰC HIỆN CNH - HĐH (2000 - 2005).
Thực hiện Chỉ thị 54 của Bộ chính trị về mở Đại hội Đảng bộ các cấp. Tháng 9 năm 2000, Đại hội đảng bộ xã Chiềng Khương lần thứ XVII được tổ chức với 95 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 13 đồng chí vào Ban chấp hành đảng bộ xã và 5 đồng chí vào Ban Thường vụ, 5 đồng chí vào uỷ ban kiểm tra đảng uỷ. Đồng chí Trần Văn Quảng được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, đồng chí Lò Văn Hỏi và Tòng Phong giữ chức vụ phó Bí thư Đảng ủy.
Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời tăng cường chỉ đạo, đầu tư đúng mức thâm canh cây lương thực, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh. Các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.
Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn xã tiếp tục phát triển mạnh mẽ; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm; phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao được duy trì và củng cố; công tác chính sách xã hội đi vào hoạt động có nề nếp.
Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm và công tác xây dựng củng cố mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào đặc biệt chú trọng; công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị được quan tâm đặc biệt. Việc phát triển đảng viên và củng cố tổ chức cơ sở Đảng được chú trọng.
Hoạt động của Hội đồng nhân dân chuyển biến rõ rệt, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tiếp tục được củng cố, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động có hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, phương thức lãnh đạo của một số ít chi bộ còn nhiều hạn chế.
Ngày 11 và 12 tháng 7 năm 2005, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010 được tổ chức với 85 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu 15 đồng chí vào Ban chấp hành, 5 đồng chí vào Ban thường vụ Đảng uỷ. Đồng chí Tòng Văn Phong được bầu giữ chức Bí thư Đảng uỷ, đồng chí Nguyễn Bá Khang và Trần Quảng được bầu làm phó Bí thư Đảng uỷ. Lúc này đảng bộ xã có 226 đảng viên sinh hoạt ở 17 chi bộ.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2010: “Giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá; phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổ chức tốt các dịch vụ đầu vào cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân. Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đảm bảo ổn định trật tự an toàn xã hội, không ngừng xây dựng và phát triển tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân Lào anh em”.
Đại hội đã đề ra một số nhiệm vụ đến năm 2010:
“Đẩy mạnh sản xuất trồng cây lương thực như: lúa, ngô, sắn; Phát triển cây công nghiệp các loại như: đậu tương, bông ở những nơi có điều kiện đất đai phù hợp. phấn đấu bảo đảm lương thực tại chỗ, bình quân lương thực có hạt đạt 450 kg/ngườii/ năm.
Tiếp tục thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhất là rừng kinh tế, nâng cao độ che phủ của rừng lên 45%. Tập trung mạnh vào việc cải tạo diện tích vười tạp, phát triển trồng cây ăn quả có chất lượng cao.
Tăng cường phát triển diện tích trồng mía tím, diện tích trồng cỏ trên nương định canh phục vụ chương trình phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, tập trung với quy mô lớn. Phát triển mạnh mô hình nuôi nhím, ba ba và các loại gia cầm, thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
Sắp xếp ổn định dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân ổn định sản xuất và đời sống. Xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí bản văn hoá, gia đình văn hoá.
Tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản và phát triển ngành nghề truyền thống, sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng.
Phát triển kinh doanh thương mại tổng hợp và phát triển dịch vụ ứng dụng khoa hoạc kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tiếp tục củng cố, duy trì kết quả phổ cập tiểu học chống mù chữ, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tiến tới phổ cập đúng độ tuổi.
Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới quốc gia. Tăng cường xây dựng và phát huy tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân nước bạn Lào.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. Khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ”.
Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001 - 2005 kiên trì phấn đấu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi có bước chuyển biến quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Các vấn đề xã hội được quan tâm.